BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013

I. Đánh giá chung

Năm 2013 khủng khoảng về kinh tế dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Song Du lịch vẫn là một trong những lĩnh vực ít bị chịu ảnh hưởng hơn cả. Năm 2013 Du lịch Vĩnh Phúc đạt được kết quả như sau: Tổng số lượt khách tham quan du lịch đến Vĩnh Phúc năm 2013 đạt: 1.899.200 lượt khách tăng 2,5% so cùng kỳ, đạt 102% kế hoạch năm trong đó: Khách quốc tế ước đạt: 25.800 lượt khách ; Khách nội địa đạt: 1.873.400 lượt khách.Tổng doanh thu du lịch đạt: 776,1 tỷ đồng tăng 2% so cùng kỳ, đạt 105% so kế hoạch năm.                II. Kết quả đạt được trong năm 2013

1. Công tác quản lý nhà nước

 Ngay từ đầu năm phòng đã tham mưu cho Lãnh đạo Sở có văn bản chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủ động chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đón khách trong mùa du lịch và đón tết nguyên đán xuân Quí Tỵ với không khí vui tươi – an toàn – tiết kiệm tổ chức một số hoạt động phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm, vui xuân, tham dự các lễ hội của khách du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc. Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị đảm bảo tuyệt đối về công tác an ninh an toàn cho khách du lịch, công tác phòng chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tham gia cùng các phòng, ban, đơn vị của Sở thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công trong Tuần Văn hóa – Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013;

Chủ động làm việc với Hiệp hội Du lịch tỉnh yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp chỉnh trang bộ mặt của đơn vị để đón khách tham dự Tuần Văn hoá – Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 trong hoạt động năm Du lịch Quốc gia Đồng Bằng Sông Hồng – Hải Phòng 2013.

Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện kinh doanh đúng pháp luật, chấp hành đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nước, kinh doanh lành mạnh, văn minh, lịch sự, cạnh tranh bình đẳng. Nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách du lịch ngay từ đầu mùa du lịch và chuẩn bị tốt phục vụ tuần văn hoá du lịch

* Công tác Tham mưu

Tham mưu lãnh đạo Sở báo cáo Tổng cục Du lịch về việc Triển khai hợp tác du lịch Asean.

Tham mưu lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai công tác du lịch năm 2013, chương trình kích cầu du lịch và thực hiện ký cam kết giá năm 2013.

Tham gia ý kiến với Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam về thương hiệu du lịch Việt Nam.

Xây dựng Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.

* Công tác phối hợp

Phối hợp với các Ban quản lý ở các khu du lịch để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2013;

Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, dịch vụ Vĩnh Phúc.

Phối hợp với Thanh tra sở kiểm tra khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao trên địa bàn tỉnh: xây dựng kế hoạch triển khai công tác an ninh an toàn cho khách du lịch. thiết lập đường dây nóng phục vụ du khách (khi cần thiết) tại các khu, điểm du lịch.

Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020.

* Công tác đào tạo

Căn cứ kế hoạch 668/KH-UB ngày 01/02/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân nhực Du lịch năm 2013; Quyết định số 2860/QĐ-CT ngày 15/10/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán và cấp kinh phí: Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về Du lịch năm 2013. Phòng Nghiệp vụ Du lịch phối hợp với Trường Cán bộ quản lý Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức bồi dưỡng cho 50 cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Tập trung xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2020;    

Tham dự các lớp tập huấn do Tổng cục Du lịch tổ chức về công tác quản lý, cấp thẻ hướng dẫn viên; công tác thẩm định cở sở luư trú.

* Công tác thẩm định

Công tác thẩm định cơ sở lưu trú và cấp đổi thể hướng dẫn viên du lịch. Năm 2013 đã thẩm định và tái thẩm định 61 đơn vị  đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch; cấp mới và đổi lại 23 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa.

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

– Tính đến ngày 31/12/2013 trên địa bàn toàn tỉnh có 10 đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, (trong đó: 03 đơn vị lữ hành quốc tế) và 234 cơ sở lưu trú: (trong đó có 01 khách sạn 4 sao; 01 khách sạn 3 sao;28 khách sạn 2 sao; 14 khách sạn 1 sao; 192 đơn vị đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch) với 3.920 phòng và 1.475 nhân viên phục vụ.

– Tổng số lượt khách tham quan du lịch đến Vĩnh Phúc năm 2013 đạt: 1.899.200 lượt khách tăng 2,5% so cùng kỳ, đạt 102% so kế hoạch năm; trong đó: Khách quốc tế đạt: 25.800 lượt khách; Khách nội địa ước đạt: 1.873.400 lượt khách.

– Tổng doanh thu du lịch đạt: 776,1 tỷ đồng tăng 2% so cùng kỳ, đạt 105% so kế hoạch năm.                                            – Công suất sử dụng phòng đạt khoảng từ 35% đến 50%.

 III. Thuận lợi và khó khăn

1.Thuận lợi:

 Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND đã ban hành các văn bản về lĩnh vực dịch vụ du lịch để phát triển trong thời gian tới như: Nghị quyết số 01/NQ/TUcủa Tỉnh ủy, kế hoạch số: 829/KH – UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh về phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020: Đề án 769/ĐA – UNBD ngày 7/2/2013 về kiện toàn bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc. Các công trình trọng điểm phục vụ dịch vụ, du lịch được quan tâm đầu tư như: Dự án Khu trung tâm Lễ hội Tây Thiên; Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích đền thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu; Đền thờ tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn; dự án Văn miếu tỉnh; công viên, quảng trường tỉnh; Đền Thính Yên Lạc…

– Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu du lịch; tăng cường hoạt động xúc tiến công tác thu hút đầu tư vào các dự án khu du lịch; tập trung nguồn lực ưu tiên các dự án lớn, tạo điểm nhấn về dịch vụ, du lịch; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.     

2. Những khó khăn cần khắc phục:

Ngoài những thuận lợi trên, ngành Du lịch Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn: Trong năm 2013 nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái và ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế toàn cầu nên Vĩnh Phúc cũng không năm ngoài xu thế đó. Các ngành kinh tế sản xuất kinh doanh đều giảm so với cùng kỳ, giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phần tăng nhẹ. Thu nhập người lao động còn thấp, đời sống vật chất của người dân trong tỉnh còn găp khó khăn… Các yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

– Một số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh không duy trì được hoạt động kinh doanh vì lượng khách thấp, không có chi phí để chi trả cho người lao động và chi phí đầu tư nâng cấp cơ sở lưu trú, dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp phải chuyển đổi chủ sở hữu: Như Khách sạn Thanh Long, Nhà nghỉ Phương Nam (Phúc Yên), Nhà nghỉ Đại Phúc, Nhà nghỉ Hải Đăng  (Bình Xuyên)…

–  Sự đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch của tỉnh chưa được đồng bộ thống nhất theo một hướng nhất định. Công tác quảng bá xúc tiến về du lịch chưa được chú trọng nhiều nên ít được khách du lịch biết đến, chưa thu hút được khách.

– Đầu tư về du lịch chưa được thích đáng, chưa có chính sách ưu đãi kêu gọi thu hút các nhà đầu tư. Các dịch vụ hỗ trợ chưa tốt nên hiệu quả khai thác các nguồn lợi du lịch không cao, các khu vui chơi giải trí chưa có nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Sản phẩm về du lịch còn nghèo nàn chưa thu hút và líu kéo được khách . Đây cũng là điều khó khăn cho các công ty lữ hành trong việc đưa ra các thông tin chi tiết và báo giá cụ thể cho các tour du lịch. Khách du lịch đến với Vĩnh Phúc chủ yếu là theo xu hướng một chiều, chưa đón được khách quốc tế đến Vĩnh Phúc.

– Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh chưa nghiêm ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch định hướng phát triển ngành du lịch.

– Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch thiếu và yếu chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích, điểm du lịch, làng nghề truyền thống còn mỏng, yếu về số lượng và chất lượng nên không có sự tương trợ trong hoạt động đưa đón phục vụ khách du lịch.

– Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch chưa có kế hoạch định hướng phát triển cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình, đồng thời không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.

– Hiệp hội du lịch chưa phát huy hết vai trò của mình, hàng năm cần xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.

IV. Kế hoạch công tác năm 2014

– Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở lưu trú và các công ty lữ hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của luật Du lịch.

– Hướng dẫn các cơ sở lưu trú, các đơn vị mới đi vào hoạt động tại các khu vực trên địa bàn tỉnh việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.

– Tập trung công tác thẩm định, tái thẩm định các CSLT và cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch.

– Tham dự các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý; tham gia các hội nghị, hội thảo do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố tổ chức.

– Tham gia các đoàn công tác, giao lưu học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương và các nước trong khu vực có ngành du lịch phát triển.

– Nghiên cứu khảo sát một số tour du lịch trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành hoạt động.

– Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến về Luật Du lịch, Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/01/2011 đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

1. Dự kiến số lượt khách và doanh thu năm 2014

– Lượt khách ước đạt: 2.310.737 lượt khách

Trong đó: Khách quốc tế ước đạt: 26.363 lượt khách

                 Khách nội địa ước đạt: 2.284.374 lượt khách

– Doanh thu ước đạt: 899,4 tỷ đồng.

2. Những kiến nghị và đề xuất

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn vướng mắc nêu trên, đề nghị sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Lãnh đạo Sở cấp kinh phí để tổ chức các sự kiện, hoạt động về du lịch, nhằm tạo dấu ấn về du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh Du lịch Vĩnh Phúc tới các tỉnh trong và ngoài nước để thu hút khách đến với Du lịch Vĩnh Phúc nhiều hơn nữa;

– UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi duỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp: Và hỗ trợ kinh phí Bồi dưỡng, đào tạo cho người lao động làm việc trong các đơn vị kinh doanh du lịch.

– Chỉ đạo các cơ quan chức năng kiên quyết thực hiện xây dựng các khu dịch vụ mua sắm, khu vui chơi giải trí… theo đúng Quy hoạch tổng thể du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế.

– Có những chính sách ưu đãi đối với những tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư về du lịch trong tỉnh.

– Nâng cấp đầu tư hệ thống giao thông đường bộ nối liền tuyến điểm du lịch ở các huyện, thị.

– Xây dựng một số sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh,du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch hội họp, hội thảo…

– Đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá xúc tiến về du lịch./.  

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *