Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Yên Lạc

Yên Lạc là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp giáp với các địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên), đặc biệt là liền kể thủ đô Hà Nội. Cùng với các điều kiện về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ nhường đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm  nông sản, thương mại, các loại hình hình vụ. Cùng với đó là truyền thống văn hóa, lịch sử được lưu giữ qua bao đời nay tạo nên 1 miền quê nông nghiệp trù phú nhiều bản sắc với  các làng nghề truyền thống: mộc, gỗ mỹ nghệ; chăn, ga gối, đệm; các đặc sản địa phương như: rượu dừa Tiên tửu…Những năm qua, Yên Lạc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực tăng dần công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ, giảm dần kinh tế nông nghiệp; hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Huyện thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào huyện, hướng đến mục tiêu xây dựng huyện Yên Lạc trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Theo Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 5/5/2023 của HĐND tỉnh Về việc Ban hành Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 5/5/2023 của HĐND tỉnh Về việc Thông qua Đề án xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030 ngày 27/8/2023 Làng văn hóa kiểu mẫu (LVHKM) thôn Thụ Ích, xã Liên Châu là công trình đầu tiên của tỉnh được khánh thành vào ngày 27/8/2023 nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Một trong những giải pháp mang tính chất lâu dài trong việc khai thác làng văn hóa kiểu mẫu nhằm phục vụ đời sống vắn hóa tinh thần của người dân là gắn với phát triển sản phẩm du lịch (DL) cho Yên Lạc,  lấy điểm nhấn là Làng Văn hóa kiểu mẫu được kỳ vọng sẽ đưa Yên Lạc trở thành điểm đến đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc, mang tính cạnh tranh cao của vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa bản địa, tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm nông nghiệp chủ lực và tiềm lực kinh tế của địa phương.

Không gian Làng văn hóa kiểu mẫu tại Yên Lạc được định hướng phát triển nhóm sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đến với Yên Lạc, khách du lịch có thể tham quan, trải nghiệm về đời sống của người dân ở làng quê.

Một trong những hướng đi cụ thể cần triển khai là  quy hoạch phân khu nghỉ dưỡng, trung tâm Thương mại, khu nông sản với các loại cây giống, hoa và quả, tạo điểm nhấn chính trong không gian du lịch của làng.

Bên cạnh đó, địa phương cần tích cực phát triển cảnh quan của làng, triển khai xây dựng hệ thống chiếu sáng huyện lộ,  mở rộng các tuyến đường, lắp các cổng đèn led trang trí, thiết kế, dự kiến xây dựng cổng chào tại các làng chính trong không gian làng kèm theo mô hình biểu trưng, không gian chụp ảnh với những điểm nhấn khác biệt

Huyện cũng cần quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và DL tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng du lịch cho các hộ gia đình dự định kinh doanh dịch vụ du lịch như: nghề du lịch nông nghiệp, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nhà hàng, khách sạn, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm DL thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về DL cho các nhóm đối tượng. Mỗi người dân Yên Lạc hiền hòa, mến khách, lịch sự, ứng xử có văn hóa, biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; biết tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa của địa phương mình là nguồn nhân lực quan trọng nhất góp phần cho sự phát triển du lịch  huyện nhà.

Khánh thành Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Thụ Ích, xã Liên Châu

Làng văn hóa kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch tại Yên Lạc được xây dựng, phát triển góp phần phục hồi và phát triển các giá trị VH và nghề truyền thống, khai thác các giá trị văn hóa bản địa. Qua đó, tạo ra tài nguyên du lịch có giá trị phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải tạo môi trường sinh sống khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân.

Ngoài ra, việc xây dựng Làng Văn hóa gắn với du lịch tạo ra các cơ hội để giao lưu văn giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch gắn với phát triển sản phẩm hàng hóa của địa phương, thông qua việc xây dựng làng Văn hóa du lịch, tính đặc thù và tài nguyên bản địa phải được nhấn mạnh, thể hiện qua các sản phẩm du lịch cụ thể và đặc thù của từng địa phương.

Để xây dựng và phát triển sản phẩm DL theo hướng gìn giữ và phát triển các di sản, di tích và đặc sản vốn có của địa phương. Đồng thời, huyện tạo điều kiện cho hộ dân xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình. Tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vẫn còn thích hợp, bảo tồn nét văn đặc sắc của người dân địa phương. Phát triển làng nghề cây giống, nông sản, hình thành điểm tham quan giống cây trồng, tổ chức lễ hội, triển lãm giống cây và hoa. Thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, có hiệu quả. Xây dựng và áp dụng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đầu tư phát triển du lịch.

Tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với bảo vệ môi trường,  góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện còn phải tập trung thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, tổ chức những lễ hội đặc trưng gắn với làng nghề, tổ chức Festival văn hóa vào dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, luôn đảm bảo môi trường trong lành cho du khách; không ngừng liên kết với các công ty du lịch xây dựng các tour, tuyến du lịch đường bộ, đường thủy; kết nối các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh.

Một thời gian không xa nữa, khi đến Vĩnh Phúc du khách sẽ ấn tượng với cái tên Yên Lạc – miền quê có nhiều điều thú vị, khác biệt về điểm đến có nhiều trải nghiệm, đặc sản địa phương phòng phú, cảnh quan tươi đẹp và ẩm thực đặc trưng.

Hảo Nguyễn

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *