Hội thảo – Giao thương trực tuyến ‘ Kết nối đầu tư Việt Nam Nhật Bản ’

Ngày 9/9, tại TP Hà Nội,  Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo giao thương trực tuyến kết nối đầu tư Việt Nam – Nhật Bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam duy trì kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản và hỗ trợ các địa phương thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư.

 

Điểm cầu Vĩnh Phúc tham dự Hội thảo giao thương trực tuyến kết nối đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. 

Điểm cầu Vĩnh phúc có đại diện Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh, Phòng kinh tế đối ngoại, Trung tâm Nghiên cứu, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ Doanh nghiệp, Đại Diện Lãnh đạo các Sở ngành: Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây Dựng; Tài nguyên và Môi trường; Ban QLKCN; Ngoại vụ tham dự.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã triển khai nhiều phương án đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài để đảm bảo nhu cầu về linh kiện phục vụ sản xuất. Nhật Bản đã hình thành chuỗi cung ứng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt trong những năm trở lại đây đã và đang mở rộng sang các nước ASEAN.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sản xuất linh kiện, phụ kiện tại các chuỗi cung ứng không đáp ứng theo kế hoạch của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, Việt Nam nổi bật lên là quốc gia kiểm soát dịch bệnh sớm nên thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là cơ hội lớn để các khu công nghiệp Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư phát triển tại một số địa phương.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu năng lực, tiềm năng, quy mô của các khu công nghiệp hiện có. Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng đặt câu hỏi về chính sách thu hút đầu tư, năng lực sản xuất, phát triển chuỗi cung ứng linh kiện lĩnh vực điện tử, cơ khí, các ưu đãi dành cho doanh nghiệp Nhật Bản…

Đối với Vĩnh Phúc, hiện tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp thu hút đối tác chiến lược Nhật Bản đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế động lực của tỉnh với quy hoạch, chính sách ưu đãi rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 48 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt gần 1,2 tỷ USD, đứng thứ 2 về số vốn đầu tư tại Vĩnh Phúc, tập trung vào ngành xây dựng hạ tầng, công nghiệp sản xuất, nông nghiệp…

Trong những năm tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Du lịch – dịch vụ theo hướng bền vững. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên đất và không thâm dụng lao động. Vĩnh Phúc quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, tiếp tục ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng vào tỉnh.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu năng lực, tiềm năng, quy mô của các khu công nghiệp hiện có. Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng đặt câu hỏi về chính sách thu hút đầu tư, năng lực sản xuất, phát triển chuỗi cung ứng linh kiện lĩnh vực điện tử, cơ khí, các ưu đãi dành cho doanh nghiệp Nhật Bản…

Bích Thảo

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *