Chúng tôi về thăm mảnh đất anh hùng – chiến khu Ngọc Thanh vào một ngày mưa. Núi rừng Ngọc Thanh trong mưa càng trở nên hùng vĩ, hiên ngang, bất khuất hơn. Đến Ngọc Thanh bây giờ như vừa lạ, vừa quen, lạ vì Ngọc thanh bây giờ đã đổi thay: đời sống của nhân dân đã được cải thiện, giao thông đi lại thuận tiện. Dọc hai bên đường đi là những cánh rừng với một màu xanh bạt ngàn và những dãy núi chập trùng đã làm cho chúng tôi cảm nhận được sự quen thuộc của chiến khu ngày ấy.
Về với chiến khu, chúng tôi đến thăm cụ Diệp Văn Hữu (người dân tộc Sán Dìu) nhân chứng lịch sử duy nhất tham gia cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa hiện còn sống của xã Ngọc Thanh. Thật may mắn cho chúng tôi là đến thăm nhà cụ vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7).
Trong nhà cụ, con cháu tập trung đông đủ, quây quần ấm áp. Khi chúng tôi bước chân vào trong nhà, lúc này cụ đã làm xong nghi lễ cúng tổ tiên. Thấy khách lạ, mặc dù ở tuổi 85, nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn, cụ quay lại chào khách và nói với chúng tôi: Hôm nay là rằm tư. Hình như đoán biết được sự băn khoăn trong ánh mắt của chúng tôi, con trai cả của cụ giải thích: người kinh ăn tết tháng 7 vào đúng ngày rằm, còn người dân tộc Sán Dìu chúng tôi ăn tết vào ngày 14 nên cụ gọi là ăn tết rằm tư.
Khi biết chúng tôi là phóng viên đến hỏi thăm sức khỏe cụ và mong muốn được cụ kể về những diễn biến trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ký ức ngày xưa lại trở về. Và cứ thế, cụ ngồi kể hăng say liền một mạch theo trí nhớ những trận đánh mà cụ trực tiếp tham gia. Ngồi trong nhà lúc này không phải chỉ có tiếng chúng tôi mà là đông đủ các con cháu của cụ.
Những ánh mắt rạng ngời, tròn xoe, ngây thơ của con trẻ cứ dõi theo từng lời kể của cụ. Hình ảnh cụ lúc đó giống như một già làng Tây Nguyên đang ngồi kể chuyện cho con cháu nghe về những chiến công anh hùng của dân tộc mình.
Ngọc Thanh là xã miền núi duy nhất của huyện Mê Linh, tỉnh Vinh Phúc. Xã có hơn 11 nghìn dân, trong đó có hơn 5000 người dân tộc Sán Dìu. Do có vị trí thuận lợi: phía Bắc và Đông Bắc của xã giáp huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp xã Cao Minh, thị trấn Xuân Hòa; phía Tây giáp huyện Bình Xuyên; phía Đông Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Từ Ngọc thanh có các tuyến giao thông nối liền với các vùng Thái Nguyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên bằng đường kháng chiến qua khe núi Quân Bong.
Bởi vậy Ngọc Thanh không chỉ là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội mà còn là một địa bàn chiến lược rất quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Nơi đây là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, ở thời kỳ lịch sử nào, nhân dân xã Ngọc Thanh cũng anh hùng, bất khuất.
Tương truyền từ thời Hùng Vương, nhân dân các trang ấp Ở đây đã tích cực tham gia giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước. Cũng tại mảnh đất này, năm 40-43 sau công nguyên, nhân dân xã Ngọc Thanh đã tham gia cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng đập tan quân xâm lược Đông Hán mở đầu cho thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước.
Nhiều thế kỷ sau đó, xã Ngọc thanh là chiếc nôi của phong trào yêu nước. Từ khi có Đảng lãnh đạo, địa bàn xã Ngọc Thanh sớm trở thành cơ sở cách mạng bí mật, là địa bàn hoạt động của nhiều đồng chí Lê Quang Đạo, Xuân Thủy, Nguyễn Lam, Nguyễn Trọng Duệ.
Với vị trí chiến lược, Ngọc Thanh đã trở thành địa bàn quan trọng của chiến khu Việt Bắc. Thời kỳ tiền khởi nghĩa (năm 1 941 ) , Trung ương Đảng đã chọn Ngọc Thanh là an toàn khu dự bị. Các tổ chức cách mạng của xã sớm được hình thành.
Các thôn đều có Ban chấp hành Việt Minh và các tổ chức thanh niên, tự vệ, phụ nữ, phụ lão cứu quốc. Các tổ chức này ban ngày thì sản xuất, tối đến thì sinh hoạt học tập. Phong trào cách mạng Ở đầy phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức chính trị và lực lượng vũ trang.
Từ đây, các cơ sở Việt Minh của Ngọc Thanh luôn làm tết các nhiệm vụ mà cách mạng giao cho: tổ chức đưa đón, bảo đảm nơi ăn chốn nghỉ cho cán bộ, du kích qua lại trên đèo Nhe, đèo Khế cất giấu vũ khí, tài liệu chuyển tiếp cho cách mạng; tổ chức đánh úp các xe Ô tô của địch chạy qua đường chiến lược Thanh Lộc, Đèo Nhe.
Ngày 19/8/1945, nhận được lệnh của ủy ban khởi nghĩa tỉnh Phúc Yên, lực lượng tự vệ và nhân dân xã Ngọc Thanh với súng kíp, mã tấu, dao găm, giáo mác, gậy gộc kéo về thị xã cùng với tự vệ và nhân dân Phúc Yên, Kim Anh bao vây dinh Tuần Phủ, trại Bảo An Binh, đập tan chính quyền tay sai của Nhật Sáng ngày 2/9//945, từ khắp các ngả đường trong xã, hàng ngàn người dân tộc Sán Dìu, người Kinh của xã Ngọc Thanh với cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ rầm rộ kẻo ra Cao Minh, Phúc Yên mừng ngày độc lập.
Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền của ta còn non trẻ, thực dân Pháp được sự ủng hộ của đế quốc Anh, Mỹ đã bội ước Hiệp định sơ bộ năm 1946, trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Thực hiện chủ trương của Đảng là xây dựng các chiến khu an toàn, những căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
Ngọc Thanh là cơ sở mạnh từ thời tiền khởi nghĩa, lại có vị trí chiến lược quan trọng. Một lần nữa, Ngọc Thanh được Trung ương và Tỉnh ủy Phúc Yên chọn làm chiến khu I trong liên khu Việt Bắc, một an toàn khu tin cậy của kháng chiến (chiến khu C gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phúc Yên). Sau khi chiếm lại thủ đô Hà Nội, thực dân Pháp tìm cách mở rộng phạm vi chiếm đóng. Trước tình hình đó, các cơ quan của Trung ương và tỉnh Phúc Yên đều rút về Ngọc Thanh để bảo toàn lực lượng và chỉ đạo phong trào.
Kể từ đây chiến khu Ngọc Thanh chính thức được thành lập. Đóng Ở chiến khu gồm các cơ quan đầu não của Trung ương và địa phương như: Kho bạc Nhà nước, trạm quân y – dược, kho lương thực, xưởng quân giới, ủy ban hành chính kháng chiến tinh Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và ủy ban các xã: Sơn Lôi, Bá Hiến, Tam tỉnh (Bình Xuyên); Phúc Thắng, no Minh (Kim Anh) cùng nhiều đơn vị bộ đội như Đại đoàn 308, Đại đoàn 3/2, Trung đoàn 2, Trung đoàn 46, bộ đội địa phương tỉnh Phúc yên với 2 đại đội là: đại đội hoàng Văn Thụ, đại đội Trần Quốc Tuấn và du kích một số xã lân cận tại
chiến khu Ngọc Thanh, phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc diễn ra sôi nổi. Các hoạt động của chiến khu về chính trị, kinh tế quân sự đã thu được nhiều kết quả.
Trong 7 năm hoạt động (1947-1954), chiến khu Ngọc Thanh đã gom cho Nhà nước hàng chục tấn lương thực, gần 1000 trâu, bò; trạm quân y – dược đã sản xuất hàng trăm tấn thuốc tân dược phục vụ cho mặt trận; xưởng quân khí tích cực sản xuất hàng loạt vũ khí như: mìn, lựu đạn, súng, mã tấu, dao găm để phục vụ chiến đấu.
Kho bạc Nhà nước là nguồn cung cấp tài chính rất quan trọng cho kháng chiến. Chiến khu Ngọc Thanh là hậu cứ của chiến dịch Trần Hưng Đạo (đánh địch Ở vùng trung du) và một số hướng khác, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá kế hoạch củng cố lực lượng của địch, giữ vững quyền chủ động của quân ta trên chiến trường Bắc bộ. Đặc biệt nhiều đơn vị chủ lực từ đi lập nhiều chiến công.
Ngay tại chiến khu, quân và dân xã Ngọc Thanh đã anh dũng, kiên cường bẻ gẫy các đợt càn lớn của địch. Lẫy lừng nhất, đó là trận đánh diệt bết Thằn Lằn của quân và dân xã Ngọc Thanh. Đồn Thằn Lằn nằm trên dải đất thuộc gianh giới phía Tây Nam xã Ngọc thanh – một trong những vị trí quan trọng của địch nhằm án ngữ con đường huyết mạch từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do.
Đây là vị trí rất kiên cố với lô cất, hầm ngầm và đường hào dây thép gai chằng chịt. Tối ngày 28//2/1950, từ đại bản doanh Móc Son (Ngọc Thanh), 35 du kích xã Ngọc Thanh đã phối hợp với trung đoàn 88 tiến quân về đồn Thằn Lằn và bố trí thành 3 mũi tấn công bao vây đồn.
Gần nửa đêm, pháo 75 của ta nhả đạn. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt Nhưng đến 2 giờ sáng ngày 29//2/1950, ta đã diệt và bắt toàn bộ gồm 2 trung đội âu Phi và tên quan hai Manh, thu toàn bộ vũ khí. Trong 9 tháng chiến chống thực dân tháp, quân và dân xã Ngọc Thanh đã chiến đấu 58 trận, tiêu diệt 105 tên địch và hàng trăm tên đảo ngũ, rã ngũ, làm binh biến; thu hơn 100 súng các loại, hàng tấn đạn dược, quân trang, quân dụng; phá hủy 3 xe quân sự; san phẳng 6 vị trí tháp canh của địch.
Những điểm căn cứ của chiến khu Ngọc Thanh như: núi Thằn Lằn (nơi xảy ra trận đánh đồn Thằn Lằn đêm ngày 28//2/1950), khu nhà cụ Lý Thị Hai (nơi đặt trạm quân y – dược), Đồng Dè (nơi đặt xưởng quân khí của chiến khu I), rừng Móc Son (đại bản doanh của chiến khu), khe núi Đá Đen nơi để kho bạc), thung lũng Đá Bia (nơi đặt kho quân lương) đã đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc. Sau khi được giải phóng, nhân dân xã Ngọc Thanh bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục, cải tạo kinh tế, xây dựng CNXH và tập trung cung cấp sức người, sức của cho tên tuyến. Bị thua đau trên chiến trường Miền Nam, đế quốc Mỹ liều lĩnh tiến hành chiến tranh ra miền Bắc.
Từ năm 1967đến 1974, Ngọc Thanh được chọn là nơi sơ tán, cất dấu vũ khí, tài sản của sân bay Đa Phúc. Trong những ngày này, xã Ngọc Thanh luôn chịu sự oanh tạc ác liệt của máy bay Mỹ. Trước tình hình đó, nhân dân Ngọc Thanh xây dựng hệ thống phòng không giáng trả những cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, cóng tác phòng thủ được triển khai rộng trên khắp địa bàn.
Bên cạnh đó, xã Ngọc Thanh luôn làm tết công tác huy động sức người, sức của cho tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn xã Ngọc Thanh đã có hơn 1200 lượt người con ưu tú của quê hương lên đường đánh giặc, hàng trăm lượt người tham gia thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ khắp chiến trường; đóng góp được 300- 350 tấn lương thực và gần 250 tấn thực phẩm các loại, hàng vạn ngày công lao động và thực hiện tết chính sách hậu phương quân đội – góp phần vào thắng lợi mùa xuân 975, thống nhất đất nước.
TH sưu tầm