Lễ hội Đền Bắc Cung

baccungCứ mỗi độ xuân về, lễ hội đền Bắc Cung xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc lại được diễn ra trong bầu không khí phấn khởi của nhân dân. Đây là một trong những lễ hội lớn trong vùng của huyện Yên Lạc được lưu truyền đến ngày nay.

 

Cứ mỗi độ xuân về, lễ hội đền Bắc Cung xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc lại được diễn ra trong bầu không khí phấn khởi của nhân dân. Đây là một trong những lễ hội lớn trong vùng của huyện Yên Lạc được lưu truyền đến ngày nay.

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 đến 16 tháng Giêng, trong đó:

Hội lệ (năm lẻ) thì làng không tổ chức rước kiệu mà chỉ tế lễ theo lệ làng và tổ chức các trò chơi, trò diễn, nhưng không rầm rộ như đại đám (hội chính).

Hội đại đám (năm chẵn): Vào các năm Tý – Ngọ – Mão – Dậu tổ chức rước kiệu. Đại đám trước đây, quy định cụ thể 3 năm tổ chức một lần, song tuỳ thuộc vào điều kiện của từng năm để tổ chức Lễ hội cho phù hợp, năm nào được mùa, công việc làm ăn thuận lợi “Phong đăng hoả cốc” thì năm đó tổ chức hội lớn. Ngày nay lễ hội tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Không gian Lễ hội: Thuộc 4 làng của tổng Thư Xá (nay là 3 làng: Phù Lưu, Man Để, Tảo Phú xã Tam Hồng, làng Lũng Hạ xã Yên Phương;  làng của tổng Đông Lỗ nay là làng Tề Lỗ, xã Tề Lỗ) và các địa điểm di tích liên quan. Song lễ rước kiệu về đền Bắc Cung chỉ có 3 làng Phù Lưu, Man Để, Tảo Phú thuộc xã Thư Xá và 2 làng Lũng Hạ xã Yên Phương và làng Tề Lỗ, xã Tề Lỗ.

Ngoài lễ hội mùa xuân, hàng năm dân làng có các ngày lễ tiệc khác như:

Ngày mùng mười tháng năm (Âm lịch) là ngày sinh Đức Thánh.

Ngày mười bốn, mười lăm tháng chín (Âm lịch), nhân dân trong vùng còn gọi là hội Đả Ngư.

Ngày mùng chín, mùng mười, tháng mười một (Âm lịch) là ngày tiệc bánh chưng, bánh dầy và các món ăn dân dã của cư dân nông nghiệp ở hai bên tả hữu ngạn sông Hồng để ghi nhớ công đức của Đức Thánh đem lại cuộc sống an bình, dân khang vật thịnh, nhà nhà no đủ (Hội mùa hoá, xuân thu nhị kỳ tổ chức lễ hội ở làng xã).

Trong lễ hội Đền Bắc Cung gồm có:

Tế lễ: Tế quan viên

Ban tế tại Đền Bắc Cung là ban tế được chọn trong  các ban tế quan viên của 3 làng (Tảo Phú – Man Để – Phù Lưu), trong đó chủ tế phải là người trong ban tế của làng được chọn chính tiệc năm đó.

Nghi thức tế bài bản, có bóng dáng buổi chầu trong triều đình xưa. Ban tế theo sự phân công từ trước cử ra Đông Xướng, Tây Xướng, chuyển chúc… Tế “Phụng nghinh”  là lễ tế chính mở đầu cho hội đền Bắc Cung, bởi thế được tiến hành rất trang trọng. Trong suốt thời gian mở hội hàng loạt các cuộc tế diễn ra như: Tế Mộc Dục, tế Yên Vị, tế Cung Đốn, tế Khải Hoàn, tế Tạ. Song các lễ tế này đều tuân thủ theo các bước của nghi thức tế “Phụng nghinh”, nhưng chỉ thay đổi nội dung văn tế và một số động tác đặc trưng của từng cuộc tế.

Lễ rước kiệu

Chiều ngày 05 tháng Giêng, các làng thờ Tam vị tổ chức chồng kiệu tại đình làng hoặc rước xung quanh đình làng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng làng, xã.

Ngày 6 tháng Giêng, tổ chức rước kiệu từ đình làng lên Đền Thính.

– Rước 1 kiệu bát cống: vào những năm hội lệ, tổ chức chồng kiệu tại đình làng, song chỉ có 1 trong 3 làng được rước kiệu vào đền Bắc Cung là do sự phân công của hàng xã, hội đồng kỳ mục.

– Rước 3 kiệu Bát cống (Tả hữu kiên thần: Cao Sơn – Quý Minh cùng quân sỹ rước lễ vật từ 3 đình làng về đền tế lễ) vào những năm hội lớn (đại đám).

Lễ dâng hương

Khi đoàn rước kiệu của các làng về đến ngã tư (đường vào đền) nhân dân và khách hành hương về dự lễ hội, lễ dâng hương nối tiếp sau đoàn rước kiệu tiến vào đền Thính, chứng kiến hội kiệu và nghi lễ rước lễ vật lên thượng cung (lễ vật gồm: xôi gà hoặc thủ lợn, ruợu, trầu, cau, hương hoa quả…) với ý nghĩa các thời đại nối tiếp nhau đâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tản Viên Sơn tại Bắc Hành Cung.

Lễ dâng hương của nhân dân về dự lễ hội, nghi lễ theo trình tự, phương thức dâng hương đi từ Đông sang Tây và thắp hương tại Ban thờ công đồng trước sân đền. Đồng thời thưởng thức nghi thức tế lễ và tham dự hội với các trò chơi, trò diễn độc đáo của nhân dân địa phương và cả du khách về dự lễ hội.

Trong phần Hội Đền Bắc Cung diễn ra nhiều trò chơi dân gian như: Cướp cây bông, nấu cơm thi, vật cổ truyền, chọi gà, tổ tôm điếm, cờ người, hội đả ngư, bịt mắt bắt dê, kéo co, đu tiên, múa rồng, múa lân… được nhân dân và du khách thập phương về dự rất đông vui.

 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *