Đình toạ lạc Ở một vị trí đẹp, rộng và bằng phẳng Ở ven làng. Lúc mới khởi dựng chùa có quy mô kiến trúc rất đồ sộ với các toà bố cục theo hình chữ “chủ’.
Tuy nhiên, qua những biến cố lịch sử và tác động của điều kiện tự nhiên, kiến trúc cổ của đình nay còn toà ống muống được cải tạo thành hậu cung ba gian, với năm bộ vì kèo kiểu giá chiêng chồng giương, 10 cột cái khá lớn, chân cột kê đá tảng. Mái đình lớp ngói mũi, kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tặng 8 mái, vẫn còn nhiều nét cổ kính, trầm mặc.
Trên những cấu kiện kiến trúc gỗ của đình Hiển Lễ, các nghệ nhân dán gian đã dùng đôi bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hết sức tinh tế, nội dung sâu sắc phản ảnh ước vọng tết đẹp trong đời sống của con người đương thời. Đặc biệt là khu vực cửa khám thờ được trang trí các hình hổ phù, rồng cuốn, rồng hút nước, phượng cầm thư, sen rùa và các chữ Hán làm thành bức đại tự, hoành phi, câu đối đan xen nhau tạo nên mảng chạm khắc hết sức tinh sao. Ba bức trần đình Hiển Lễ cũng là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bởi trên đó là những hình họa bầu trời và các vì tinh tú, hình rồng bay, phượng múa thể hiện quan niệm về vũ trụ, về thế giới quan của con người dưới góc độ Dịch học, cũng như thể hiện tình cảm của người dân với đức thánh thần tôn kính.
Ngoài ra, đình Hiển Lễ còn lưu giữ được nhiều cổ vật thuộc các loại chất liệu: gỗ, vải, đồng, giấy… như: Hai cỗ long ngai làm thời Nguyễn được sơn son thiếp vàng, đục chạm tinh tế, kiệu bát cống với lầu kiệu khá lớn hình mui thuyền được làm từ thời Hậu Lê và các mâm xà, mâm ấu, mâm bồng, hòm sắc, cuốn thư…Đặc biệt, có 6 bản sắc phong và hai cuốn ngọc phả chữ Hán là tài liệu thuộc dạng cổ vật độc bản, rất quý.
Nằm Ở vị trí giao thông thuận lợi, liền kề thị trấn Xuân Hoà, cách khu du lịch Đại Lải 6km, đình Hiển Lễ với những giá trị to lớn như vậy có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể thời xưa.
Nguyễn Thị Hảo – XTDL