Tuyến du lịch Vĩnh Yên – KDCKCH Đồng Đậu – Đền Bắc Cung

Cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc. Cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 10 km về phía Nam theo đường 305 huyện lộ Vĩnh Yên – Yên Lạc là Thị trấn Yên Lạc, từ đây ta có thể tham quan một số điểm di tích tiêu biểu:
 

Cổng vào khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu

1. Khu DCKCH Đồng Đậu

Di chỉ Gò Đậu thuộc thôn Đông Hai, thị trấn Yên Lạc, được phát hiện vào tháng 02 năm 1962 và đã trải qua 6 lần khai quật. Được phân bố trên một quả gò rộng khoảng 16.000m2, tầng văn hoá ở đây rất dày, có chỗ lên tới 4m bao gồm 3 giai đoạn văn hoá của thời Hùng Vương. Lớp dưới cùng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, lớp giữa thuộc văn hoá Đồng Đậu, lớp trên cùng là văn hoá Gò Mun. Và lớp trên cùng của tầng văn hoá này đã tìm thấy nhiều loại hình công cụ thuộc văn hoá Đông Sơn. Vì thế có thể nói rằng di chỉ Đồng Đậu bao gồm cả 4 giai đoạn văn hoá của thời Hùng Vương dựng nước.

 

Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu

Qua 6 lần khai quật đã thu được nhiều hiện vật như: đồ đá, đồ gốm các loại, nhiều công cụ xản suất vũ khí và đồ trang sức, được chế tạo với trình độ hết sức tinh sảo. Đồng thời còn tìm thấy tượng hình trâu, bò, gà và nhiều xương thú vật, lần đầu tiên đã tìm thấy những hạt gạo cháy, chứng tỏ nghề nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ rất lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân việt cổ. Đặc biệt đợt khai quật lần thứ 6 đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ cách ngày nay khoảng 3000-4000 tuổi, bộ hài cốt là của một người đần ông khoảng 40 – 45 tuổi, cao khoảng 1,59m, trên tay đeo một chiếc vòng đá, đây là lần đầu tiên ở nước ta phát hiện ra hiện tượng đặc biệt nàyVăn hoá Đồng Đậu xuất hiện cuối hậu kỳ thời đại đá mới đến đầu hậu kỳ thời đại đồng thau niên đại cách ngày nay khoảng 3 – 4 nghìn năm.

 
Đây là một di chỉ quý có thể khẳng định trong diễn trình lịch sử của dân tộc người việt cổ đã dừng lại và định cư ở Đồng Đậu trải dài trong khoảng 2 thiên niên kỷ và họ đã tạo dựng ra đồng bằng Bắc Bộ và đã tạo ra nền văn minh Sông Hồng và đặc biệt đã xây dựng một nền văn minh lúa nước rực rỡ. Vĩnh Phúc tự hào là cái nôi cư trú của người Việt cổ buổi sơ khai dựng nước.

2. Đền Bắc Cung

Đền Bắc Cung hay còn gọi là Đền Thính cách thị trấn Yên Lạc gần 1km, thuộc xã Tam Hồng – Yên Lạc, là một trong tứ cung thờ Tản Viên Sơn thánh. Thần Tản Viên là một vị thần đứng đầu trong thần thoại Việt Nam. Thần là con rể Vua Hùng thứ 18, đã dạy dân trị thuỷ, đã đi hết làng này sang chạ khác ở bộ Văn Lang xưa, cùng dân săn bắt muông thú, thả cá, làm bánh, làm mắm ăn và đánh giặc.

 

đền Bắc Cung
Truyền thuyết kể rằng: “Tản Viên Sơn thánh dạo chơi trong vùng và cắm gậy tiên xuống đất làng Thư Xá. Mảnh đất từ đó rất thiêng, dân chúng mới dựng đền Bắc Cung. Tất cả triều Vua đều có chiếu chỉ giao cho hai tổng duy trì việc thờ phụng…”

Lễ hội đền Thính được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm với nhiều nghi thức lễ và nhiều trò chơi văn hoá dân gian như: kéo co, đấu vật, chọi gà, cờ người…

 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *